Tra cứu lịch chiếu và đặt vé siêu nhanh
Đại uý Đức
Đang cập nhật
Đang cập nhật
Ông chủ
Cái thời điện ảnh nở rộ vào thập niên 90, mà sau này báo chí hay gọi dân giã là “phim mì ăn liền”, Hoàng Phúc là một trong những ngôi sao, xuất hiện trong hàng chục bộ phim, bên cạnh những Lý Hùng, Lê Tuấn Anh, Lê Công Tuấn Anh, Diễm Hương, Mộng Vân…
Và rồi khi làn sóng phim mì qua đi, điện ảnh Việt vắng bóng người xem, những ngôi sao thời ấy lần lượt bỏ nghề, kẻ theo chồng định cư nước ngoài, người mở nhà hàng kinh doanh, những người trụ lại với nghề cũng chỉ vớt vát vài vai phụ mờ nhạt trong các bộ phim truyền hình hoặc đầu tư sản xuất phim. Nhưng trong đám đông đã bỏ cuộc chơi ấy, có một người vẫn trụ lại với nghề, lặng lẽ chờ đợi suốt hơn 10 năm và trở lại đầy ấn tượng dưới một diện mạo hoàn toàn khác - ông trùm băng đảng hay tay anh chị đường phố giết người không ghê tay. Người ta gọi đùa Hoàng Phúc là “Người còn sót lại của phim Mì”. anh vào đóng phim từ năm 13 tuổi, khi được đạo diễn Việt kiều Lê Mộng Hoàng phát hiện cho bộ phim “Ngọn lửa thần đồng”. Đang tuổi ăn tuổi lớn, theo đoàn làm phim đúng một năm, cậu bé Hoàng Phúc đã nhổ giò đến mức khi xem những cảnh cuối, khán giả còn tưởng đạo diễn thay diễn viên. Tưởng chỉ là một cuộc chơi thoáng qua, ai ngờ khi trưởng thành, đi bộ đội về, một lần tình cờ gặp lại đạo diễn Lê Mộng Hoàng, ông đã mời Phúc trở lại với bộ phim điện ảnh “Tình khúc 68”, một bộ phim nổi bật thời tiền… mì ăn liền, bên cạnh Thương Tín và Mộng Vân. Đó cũng là một bộ phim yêu thích của tôi thời đó, dù ký ức về bộ phim đã xóa mờ khá nhiều. Hoàng Phúc có vẻ bất ngờ khi tôi kể vài chi tiết phim, vì anh không nghĩ còn những khán giả nhớ về những bộ phim này.
Dù chỉ là vai thứ chính, nhưng “Tình khúc 68” đã mở đường cho Hoàng Phúc nghiễm nhiên bước vào điện ảnh, nhất là sau khi anh giành được giải Nhì tại cuộc thi Điện ảnh Văn Thánh, một cuộc thi phát hiện tài năng điện ảnh rất rầm rộ thời đó. Cùng với sự lên ngôi của điện ảnh Việt, Hoàng Phúc trở thành một cái tên sáng giá bên cạnh những ngôi sao mà tôi nhắc đến trong phần chapeau. Tất nhiên, cùng với sự tăng lên về số lượng thì chất lượng và kỹ thuật ngày càng xuống, thậm chí, dòng phim video ra đời thay thế phim nhựa vì lợi thế nhanh, rẻ và dễ thu lãi. “Trong không khí điện ảnh sôi sục đó, thế hệ chúng tôi đều phải tận dụng từng centimet trên màn ảnh, không kể vai chính hay vai phụ. Cảm giác khao khát đó khiến chúng tôi luôn đam mê mà ít để ý đến chất lượng” - Hoàng Phúc nói.
Trong vòng khoảng 7 - 8 năm, cũng như những người bạn đồng nghiệp của mình, Phúc đóng phải 20 bộ phim lớn nhỏ khác nhau, trong đó có khá nhiều phim ăn khách như “Đảo hải tặc”, “Lệnh truy nã”, “Tây Sơn hiệp khách”, “Lẽ nào em không nhận ra anh”, “Khoảng vỡ”…
Giữa những bộ phim làm ra chủ yếu bán vé trong xu thế phim ảnh đang “thịnh” đó, thinh thoảng Hoàng Phúc cũng có được một vài vai diễn trong những bộ phim nghệ thuật của các đạo diễn Việt kiều về mới về nước làm phim, “Bụi hồng” của đạo diễn trở về từ Thụy Sĩ Hồ Quang Minh và “Xích lô” của Trần Anh Hùng từ Pháp là hai cơ hội lớn của Hoàng Phúc, giúp anh được sống trong một không khí điện ảnh thực sự và thoát khỏi cái mặt bằng “phim trí” bình bình của điện ảnh Việt.
(Nguồn: Youtube - Kênh Tiểu Sử)